Tổng hợp

Tháng 1 có bao nhiêu ngày? Tháng 1 Dương Lịch, Âm Lịch có bao nhiêu ngày?

Tháng 1 có bao nhiêu ngày? Tháng 1 có 30 hay 31 ngày? là 2 câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây, tiện ích VUI sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Đồng thời cho các bạn một mẹo tính nhẩm các ngày trong tháng một cách vô cùng đơn giản. Mời các bạn theo dõi nội dung bài viết nhé!

Tháng 1 có bao nhiêu ngày? Tháng 1 Dương Lịch, Âm Lịch có bao nhiêu ngày?
Tháng 1 có bao nhiêu ngày?

Tháng 1 có bao nhiêu ngày?

Tháng 1 là tháng đầu tiên trong lịch Gregorian và lịch Julian. Tính theo dương lịch, tháng 1 có 31 ngày gồm 4 hoặc 5 ngày Chủ nhật (tùy vào thời điểm bắt đầu của tháng rơi vào ngày nào).

Ví dụ: tháng 1 năm 2024, ngày mùng 1 sẽ rơi vào thứ 2 và ngày 31 sẽ kết thúc vào thứ 4. Có 4 ngày chủ nhật rơi vào các ngày mùng 7, 14, 21, 28

Bạn đang xem: Tháng 1 có bao nhiêu ngày? Tháng 1 Dương Lịch, Âm Lịch có bao nhiêu ngày?

Bảng tra chi tiết số ngày trong từng tháng:

Tháng dương lịch Số ngày trong một tháng
Tháng 1 31
Tháng 2 28 hoặc 29
Tháng 3 31
Tháng 4 30
Tháng 5 31
Tháng 6 30
Tháng 7 31
Tháng 8 31
Tháng 9 30
Tháng 10 31
Tháng 11 30
Tháng 12 31

Dựa vào bảng ta có thể biết, trong 1 năm:

  • Có 7 tháng có 31 ngày, gồm: Tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12.
  • Có 4 tháng có 30 ngày, gồm: Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11
  • 1 tháng đặc biệt: Riêng tháng 2 tất cả các năm chỉ có 28 hoặc 29 ngày.

Tháng 1 Âm lịch có bao nhiêu ngày?

Các tháng âm lịch chỉ có từ 29 đến 30 ngày, tùy thuộc vào từng năm mà sẽ có sự khác nhau đôi chút. Còn tháng 1 dương lịch bao giờ cũng có chính xác 31 ngày.

Tháng 1 Âm Lịch còn được gọi là tháng Giêng, Tháng Dần

Trong 1 năm, 12 tháng âm lịch định danh với các tên gọi và con vật tương ứng (theo 12 địa chi) như sau:

Tháng âm lịch Tên gọi thông thường Tên gọi theo 12 Địa chi
Tháng 1 Tháng Giêng Tháng Dần
Tháng 2 Tháng Hai Tháng Mão
Tháng 3 Tháng Ba Tháng Thìn
Tháng 4 Tháng Tư Tháng Tị
Tháng 5 Tháng Năm Tháng Ngọ
Tháng 6 Tháng Sáu Tháng Mùi
Tháng 7 Tháng Bảy Tháng Thân
Tháng 8 Tháng Tám Tháng Dậu
Tháng 9 Tháng Chín Tháng Tuất
Tháng 10 Tháng Mười Tháng Hợi
Tháng 11 Tháng Mười Một Tháng Tý
Tháng 12 Tháng Chạp Tháng Sửu

Các ngày lễ trong tháng 1 Dương lịch

Trong 1 năm, tháng 1 dương lịch được coi là tháng có nhiều ngày nghỉ lễ nhất và cũng có nhiều sự kiện lớn nhất.
  • Ngày 1/1: Tết dương lịch (Tết dương lịch là ngày 1/1 đầu năm. Đây là ngày lễ đặc biệt của các nước ăn tết Tây và kỳ nghỉ của họ thường kéo dài từ đợt lễ Giáng sinh (24-25/12 hàng năm).
  • Ngày 2/1/1963: Kỷ niệm Chiến thắng Ấp Bắc.
  • Ngày 6/1/1946: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước VNDCCH.
  • Ngày 7/1/1979: Chiến thắng biên giới Tây Nam chống quân xâm lược.
  • Ngày 9/1/1950: Kỷ niệm ngày truyền thống học sinh, sinh viên VN.
  • Ngày 11/1/1960: Ngày Tết trồng cây.
  • Ngày 13/1/1941: Khởi nghĩa Đô Lương.
  • Ngày 27/1/1973: Ký hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
  • Ngày 29/1/1258: Kỷ niệm chiến thắng Nguyên – Mông lần thứ nhất.

Mẹo nhớ các ngày trong 1 tháng bằng phương pháp nắm bàn tay

Phương pháp này được nhiều người gọi là phương pháp nắm bàn tay. Quy tắc của nó rất đơn giản và dễ hiểu, ai cũng có thể dễ dàng làm được.

Đầu tiên bạn hãy nắm hai bàn tay lại, úp xuống và đặt sát cạnh nhau. Tiếp đến, hãy đánh số thứ tự từ 1 đến 12 tương ứng với 12 tháng từ trái qua phải lần lượt tính từ khớp ngón tay đầu tiên và phần lõm xuống.

Khớp nhô lên đầu tiên tương ứng với tháng 1, phần lõm xuống là tháng 2 cứ như thế cho hết các khớp trên bàn tay (bỏ qua khớp các ngón cái).

Nếu tháng nào nhô lên thì tháng đó sẽ có 31 ngày. Còn nếu tháng nào ở phần lõm xuống thì tháng đó sẽ có 30 ngày. Riêng đối với tháng 2, tháng này chỉ có 28 hoặc 29 ngày.

Ngoài ra, bạn có thể chỉ cần dùng một bàn tay để tính cả 12 tháng như hình vẽ dưới đây.

Mẹo nhớ các ngày trong 1 tháng bằng phương pháp nắm bàn tay
Mẹo nhớ các ngày trong 1 tháng bằng phương pháp nắm bàn tay
Tính số ngày trong tháng bằng bàn tay
Tính số ngày trong tháng bằng bàn tay

Nguồn gốc ra đời của tháng 1 Dương lịch

Tháng Một (January) được gọi theo tên của vị thần La Mã Janus. Ông là vị thần của cánh cửa, của sự chuyển giao, biểu tượng cho sự khởi đầu và kết thúc. Thật không có vị thần nào thích hợp hơn Janus để đại diện của khoảnh khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới.

Thần Janus có hai khuôn mặt, một mặt nhìn về tương lai và một mặt nhìn về quá khứ. Ông khiến cho một xung đột khởi đầu và rồi kết thúc, chiến tranh rồi đến hòa bình. Ông khiến cho một con người lớn lên, một giai đoạn lịch sử diễn ra. Ông là vị thần của sự vận hành thời gian và không gian.

Thần Janus - Vị thần của tháng một
Thần Janus – Vị thần của tháng một

Ông cũng là một vị thần nghiêm khắc, sẵn sàng trừng trị những kẻ tội lỗi, cho dù họ có quyền cao chức trọng đến mấy. Tương truyền, Romulus – ông vua đầu tiên của người La Mã đã ra lệnh cho người của ông ta bắt bớ những thiếu nữ người Sabine. Janus thấy sự bất bình, bèn gây ra một vụ núi lửa phun trào, khiến cho nhiều kẻ tấn công bị chôn vùi và thiêu rụi trong dung nham núi lửa. Về sau, người La Mã và người Sabine đã đình chiến và dựng lên bức tường vòng tròn gọi là “tường Janus” như một minh chứng cho sự hòa hữu.

Vì sao tháng 1 âm lịch được gọi là tháng Giêng?

Tháng Giêng chính là tháng đầu tiên của năm âm lịch, đây là điều ai cũng biết, nhưng rất nhiều người không rõ vì sao tháng này có tên là “Giêng”.

Theo các nhà nghiên cứu, chữ Giêng bắt nguồn từ chữ Chính trong tiếng Hán. Tháng 1 âm lịch được người Trung Quốc rất coi trọng vì là tháng đầu tiên của năm, họ gọi nó là “chính nguyệt”.

Thực tế các chữ vần “inh” khi “Nôm hóa” hay bị đọc chệch thành vần “iiêng”, chẳng hạn như “tứ chiếng” (trai tứ chiếng, gái giang hồ) có nguồn gốc từ “tứ chính trấn”.

Đối với người Việt Nam, tháng Giêng cũng có vai trò rất quan trọng. Đây là khoảng thời gian có sự kiện quan trọng nhất trong năm: Tết Nguyên đán, và là tháng có nhiều lễ hội nhất, gồm các hội đền, hội chùa, hội làng… Vì thế nên cha ông ta mới gọi “tháng Giêng là tháng ăn chơi”.

Rằm tháng Giêng cũng được coi trọng hơn các rằm khác. “Cả năm được rằm tháng Bảy, cả thảy được rằm tháng Giêng”, “Cúng quanh năm không bằng cúng rằm tháng Giêng”. Năm có 12 rằm nhưng chỉ rằm tháng Giêng được gọi là Tết – Tết Nguyên tiêu.

Những kiêng kỵ trong tháng Giêng

Vì là tháng khởi đầu của năm nên để “đầu xuôi đuôi lọt”, người Việt Nam mong muốn giữ mọi thứ trọn vẹn, đẹp đẽ nhất trong khoảng thời gian này. Người già, người lớn luôn nhắc trẻ con, thanh niên cư xử đúng mực, không làm việc xấu kẻo dông cả năm.

Trong tháng này, người ta cũng cố gắng cẩn thận để không làm rơi vỡ đồ đạc, vì sự đổ vỡ luôn mang hàm ý xui xẻo, đen đủi; kiêng cãi vã, đánh mắng nhau. Đặc biệt về mặt tài chính, mọi người thường kiêng vay tiền và trả tiền trong tháng Giêng, nhất là trước rằm, bởi sự thất thoát tiền bạc hay nợ nần đều là điều cần tránh trong dịp đầu năm.

*****

Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã biết được tháng 1 có bao nhiêu ngày và mẹo tính số ngày trong 1 tháng cũng như nguồn gốc ra đời của tháng 1. Còn rất nhiều tiện ích online miễn phí khác đang chờ bạn khám phá để phục vụ cho công việc của mình.

Thường xuyên truy cập tiện ích VUI chấm com để trải nghiệm những tiện ích hay và miễn phí bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Mục lục