Tiện ích OnlineĐếm ngược

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Rằm tháng 7? Đếm ngược đến ngày 15/7 Âm lịch 2023

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Rằm tháng 7?Đếm ngược đến ngày 15/7 Âm lịch 2023. Tiện ích đếm ngược thời gian online do tiện ích VUI phát triển sẽ giúp bạn đọc biết chính xác thời điểm diễn ra Rằm tháng 7 hay còn gọi là Lễ Vu Lan Báo Hiếu.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Rằm tháng 7

Hôm nay: Thứ bảy 02/12/2023
Sắp đến Rằm tháng 7 rồi! chỉ còn ...
299
NGÀY
12
Giờ
06
Phút
14
Giây
Ngày diễn ra: 30/08/2023 Thứ tư

Rằm tháng 7 năm 2023 diễn ra vào ngày nào?

Rằm tháng 7 năm 2023 diễn ra vào ngày 30/8/2023 Dương lịch (Thứ hai) nhằm ngày 15/7/2023 Âm lịch (Ngày Canh Thân, Tháng Canh Thân, Năm Quý Mão).

  • Ngày 30/8/2023 thuộc ngày Thiên Lao Hắc Đạo, Trực Kiến – Tốt cho xuất hành, Kỵ khai trương.
  • Ngày 30/8/2023 Tốt với các tuổi: Tý, Thìn, Tỵ. Xấu với các tuổi: Nhâm Dần, Mậu Dần, Giáp Tý, Giáp Ngọ
  • Giờ tốt cho mọi việc: Tý (23:00 – 0:59), Sửu (1:00 – 2:59), Thìn (7:00 – 9:59), Tỵ (9:00 – 11:59), Mùi (13:00 – 15:59), Tuất (19:00 – 21:59)
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Rằm tháng 7?
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Rằm tháng 7?

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Theo truyền thống, ngày rằm tháng 7 là ngày 15/7 Âm lịch hằng năm. Rằm tháng 7 (âm lịch) còn được biết đến với tên gọi là lễ Vu Lan Báo Hiếu, đây là ngày lễ để con cháu báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, tìm về cội nguồn yêu thương.

Bạn đang xem: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Rằm tháng 7? Đếm ngược đến ngày 15/7 Âm lịch 2023

Thông thường, ngày rằm tháng 7 sẽ được tổ chức hằng năm và đây là ngày lễ trong tháng 7 có truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam.

Theo tín ngưỡng dân gian, ngày rằm tháng 7 (ngày mở cửa địa ngục) là ngày xá tội vong nhân. Từ đó, các vong nhân được xá tội nên có tên gọi là lễ cúng cô hồn.

Lễ cúng cho các vong linh không nhà cửa, không có thân nhân, không nơi nương tựa đi lang thang quấy nhiễu dương gian.

Rằm tháng 7 (âm lịch) còn được biết đến với tên gọi là lễ Vu Lan Báo Hiếu
Rằm tháng 7 (âm lịch) còn được biết đến với tên gọi là lễ Vu Lan Báo Hiếu

Ý nghĩa và nguồn gốc của lễ Vu Lan báo hiếu

Theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, Phó Trưởng ban – Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh, nguồn gốc của lễ Vu Lan trong đạo Phật xuất phát từ kinh Vu Lan Bồn.

Cụ thể, kinh này nói về sự tích của Tôn Giả Mục Kiền Liên (Vị Bồ Tát đại hiếu), một trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vị này tu hành đắc được phép thần thông đệ nhất nên thấy mẹ mình là bà Thanh Đề sau khi chết đi bị đọa xuống cõi địa ngục.

Vì thương mẹ nên Tôn Giả Mục Kiền Liên thưa với với Đức Phật Thích Ca làm gì để cứu vớt mẹ mình thoát khỏi cõi địa ngục. Đức Phật Thích Ca chỉ dạy, bà Thanh Đề sau khi chết bị đày dưới địa ngục là do ở đời làm nhiều việc ác và tham lam.

Tôn Giả Mục Kiền Liên (Vị Bồ Tát đại hiếu)
Tôn Giả Mục Kiền Liên (Vị Bồ Tát đại hiếu)

Vì vậy, muốn cứu được bà ra khỏi cõi địa ngục đau khổ thì vào dịp Rằm tháng 7, sau khi mãn hạ ba tháng an cư của chư Tăng phải sắm sửa lễ vật cúng dường chúng Tăng, cầu thỉnh mười phương Tăng chúng hồi hướng chú nguyện thì bà Thanh Đề mới thoát được cõi địa ngục đau khổ, thoát sinh về cõi thiên cung sung sướng.

Với ý nghĩa giải thoát, cúng giỗ vong hồn, Lễ Vu Lan còn liên quan đến việc cầu siêu cho vong linh của đạo Phật. Cho nên Tết này, một số gia đình hay lên chùa cầu nguyện cho người đã khuất.

Trong cuốn Lễ Tết 365 ngày của tác giả Thanh Bình có giải nghĩa: “Lễ Vu Lan là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất – một tập tục đáng quý, đáng trọng của người Việt, thể hiện đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Rằm tháng 7 âm lịch cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh.

Nhưng lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan dù được cử hành trong cùng ngày Rằm tháng bảy. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng viếng”.

Về cách thờ cúng, cỗ bàn trong ngày lễ Vu Lan, tác giả Hồ Đức Thọ viết trong cuốn Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt:

“Dân gian cho rằng, sống trên đời khó ai vẹn toàn, không tội này thì tội khác. Nhưng dù tội lỗi gì thì vào dịp rằm tháng bảy, trong ngày lễ Vu Lan (còn gọi là tết Trung nguyên), mọi vong nhân ở cõi âm đều được tha.

Do vậy, trên trần gian, mọi nhà đều làm cỗ cúng Gia tiên, đốt vàng mã hi vọng người chết sẽ nhận được, không bị rách rưới. Ngoài việc cúng Gia tiên, một số gia đình còn bày cỗ chúng sinh ở ngoài sân để cúng các cô hồn, mà dân gian thường gọi là cúng cháo.

Cúng cháo thường bày vào nong, nia, mẹt tùy theo cỗ nhiều hay ít. Lễ vật thường có cháo hoa, cơm vắt, chuối, ổi, bánh, kẹo, ngô rang, xôi chè nhưng đều cắt nhỏ như để chia cho nhiều người. Ngoài ra còn có giấy tiền, quần áo nhỏ…

Cúng cháo để bố thí cho các vong hồn không nơi thờ cúng, những người chết đường chết chợ, chết vì binh đao không ai hay biết, những cô nhi yểu vong không ai cũng giỗ… Tục lệ này mang tính nhân đạo, phản ánh bản chất thương đồng loại của nhân dân, dân tộc Việt Nam”.

Nhiều năm qua, lễ Vu Lan được tổ chức thường niên để những người con có dịp đền đáp công ơn của các đấng sinh thành. Đây cũng là dịp để các gia đình cúng chúng sinh, cầu may mắn, tai qua nạn khỏi trong “tháng cô hồn”.

Ý nghĩa và nguồn gốc của lễ Vu Lan báo hiếu

Những điều nên và không nên làm trong Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 nên làm gì?

Mọi người trong gia đình cùng quây quần vui vẻ, tránh xung đột, giữ hòa khí và cùng nhau chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng 7.

Chuẩn bị chu đáo lễ vật và tiến hành đúng, đủ các nghi lễ cúng Rằm tháng 7 để tỏ lòng thành kính nhất gửi tới người thân đã khuất. Tháng cô hồn nên tránh sát sinh. Vì thế, mâm cơm cúng Rằm cũng nên ưu tiên đồ chay.

Hãy chuẩn bị giò, chả chay hay nem nấm, canh rau củ quả, các món từ đậu hũ… Mâm cơm thanh tịnh sẽ giúp lọc sạch tà khí, loại bỏ sân si, tạp niệm.

Đi thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa trang hay trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt.

Đi chùa cũng là một việc nên làm trong Rằm tháng 7, vừa để thắp nhang cầu siêu cho người đã khuất vừa tiếp nhận được năng lượng bình yên từ nhà chùa.

Theo Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Vu Lan là mùa báo ân, mọi người nên làm việc thiện, nói lời ái ngữ, suy nghĩ những ý tưởng thiện lành để cầu sự bình an cho bản thân, gia đình đang còn hiện thế; đồng thời, hồi hướng cầu nguyện siêu độ cho cha mẹ, tiên tổ đã quá vãng. Đó là việc làm có ý nghĩa và thiết thực nhất trong mùa tháng 7 này.

Làm mâm cúng cô hồn để trước cửa hay ngoài trời để giúp đỡ những vong hồn ma quỷ đói và thiếu thốn lang thang ở dương gian. Tuy nhiên khi cúng cô hồn xong, gia chủ hãy tung một nắm gạo hoặc muối từ trong nhà ra khỏi cửa. Hành động này giống như tiễn cô hồn, xua tan âm khí. Chú ý, không ném gạo muối từ ngoài vào trong nhà.

Mâm cúng cô hồn để trước cửa (ngoài trời)
Mâm cúng cô hồn để trước cửa (ngoài trời)

Rằm tháng 7 không nên làm gì?

Rằm tháng 7, các bạn nên tránh làm những điều dưới đây:

Không cúng chúng sinh trong nhà: Theo quan niệm, cúng “cô hồn” trong nhà thì những tà vong sau khi đến thụ hưởng đồ lễ cúng sẽ lưu luyến không rời khỏi nhà, quấy nhiễu người sống trong ngôi nhà đó. Nếu nhẹ thì bị bóng đè, duyên âm, nặng thì bị tâm thần bất ổn, ốm đau liên miên. Gia chủ nên cúng ngoài sân, ngoài đường hoặc nếu được thì đăng ký cúng ở đình, chùa…

Không chửi thề, nói những lời cay nghiệt: Trong Rằm tháng 7, mọi người sống hướng nội nhiều hơn, nghĩ điều hay, làm điều phải… Người ta không chửi thề, không nguyền rủa ai cay nghiệt trong tháng này bởi sợ “vong nhân” đi ngang đúng lúc người dương buông lời quá đáng, sẽ vô tình xúc phạm, khiến “vong nhân” tức giận.

Kiêng, tránh động đến nhà cửa như: động thổ hay cất mái bởi khi động thổ xây nhà sẽ làm Âm – Dương mất cân bằng dẫn tới nhiều tác động xấu tới người động thổ. Trường hợp đang xây dựng thì có thể tiếp tục các công việc đang làm mà không cần kiêng cữ tới mức dừng hết các công việc.

Không ăn vụng đồ cúng, không treo chuông gió ở đầu giường, không tùy tiện đốt giấy, vàng mã, không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường…

*****

Bài viết trên hy vọng sẽ giúp bạn đọc biết được chính xác còn bao nhiêu ngày nữa đến rằm tháng 7? Hy vọng thông tin trong bài sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngày rằm tháng 7 cũng như có sự chuẩn bị cho mình một mùa Vu Lan Báo Hiếu thật ấm áp.

Bài viết được đăng bởi tiện ích VUI trong chuyên mục Đếm ngược thời gian

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Mục lục