Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa Dương Lịch và Âm Lịch? – Đếm Ngược Ngày Online
Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa Dương Lịch
Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa Âm Lịch
Giao thừa là gì?
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời khắc trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Thời điểm đánh dấu kết thúc năm cũ tính theo lịch âm, được bắt đầu từ thời khắc 0 giờ : 0 phút : 0 giây.
Đêm giao thừa còn có tên gọi khác là đêm Trừ Tịch, đêm linh thiêng nhất trong năm. Vào thời khắc này, các gia đình Việt Nam sẽ làm lễ thắp hương cúng gia tiên để tiễn năm cũ đón năm mới, đồng thời cầu sức khỏe, may mắn tài lộc, an khang thịnh vượng sẽ đến với tất cả thành viên trong gia đình.
Giao thừa tiếng Anh là “Eve” và thời khắc giao thừa là New year’s eve. Đối với các quốc gia phương Tây và phương Đông, giao thừa diễn ra vào đêm ngày 31/12 dương lịch. Vào dịp này, họ thường tổ chức lễ hội Countdown – đếm ngược tới thời khắc giao thừa và bắn pháo hoa vào đúng thời điểm 0 giờ 0 phút ngày 1 tháng 1.
Bạn đang xem: Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa Dương Lịch và Âm Lịch? – Đếm Ngược Ngày Online
Giao thừa dương lịch sẽ luôn có thời gian cố định được diễn ra vào mỗi năm lúc 12 giờ đêm của ngày 31 tháng 12 theo lịch dương. Còn đối với Tết Nguyên Đán thì sẽ diễn ra vào đúng 12 giờ đêm của ngày 30 tháng Chạp theo lịch Âm, nếu tháng thiếu thì sẽ rơi vào ngày 29 tháng.

Giao thừa có nên đóng cửa không?
Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới sẽ kiêng kị không đóng cửa. Vì lúc này là lúc đón thần tài vào nhà. Nếu đóng chặt cổng, cửa thì tài lộc sẽ không vào được trong nhà.
Những điều kiêng kỵ trong đêm giao thừa
Giao thừa là một thời điểm linh thiêng trong một năm. Chính vì vậy trong lễ Giao thừa mọi người luôn chú ý không phạm phải những điều kiêng kỵ trong đêm giao thừa để mong một năm mới bình an cho cả gia đình. Sau đây là điều cấm kỵ trong đêm giao thừa trong dịp Tết nguyên đán:
- Không nói lời xui xẻo
- Không cãi to tiếng với nhau
- Không nói tục chửi bậy
- Không ăn cháo trắng
Ngoài ra, sáng mùng 1 Tết còn được gọi là ngày “muôn thần tề tựu”, việc ăn cơm nóng, những món ăn trang trọng, đủ đầy cũng thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và các vị thần linh.
Những điều kiêng kỵ trong lúc đón giao thừa
- Tránh gây ra tiếng động lớn vì tiếng động lớn đánh thức ác quỷ.
- Kỵ soi gương để tránh gặp “ác ma”.
- Kỵ đổ dầu đèn ra nền nhà, nếu như mùi dầu mà át cả mùi rượu thì “ma quỷ” sẽ tỉnh dậy, khiến tai họa lũ lượt kéo đến.
- Kỵ làm vỡ đồ vật vì như vậy sẽ có ý “phá vận”.
Mâm cúng giao thừa cần chuẩn bị những gì?
Mâm cúng giao thừa ngoài trời
Chuẩn bị lễ vật vàng mã cúng giao thừa
Đối với lễ cúng giao thừa, chúng ta cần chuẩn bị giấy cúng giao thừa. Trong nhà có bao nhiêu người sẽ chuẩn bị bao nhiêu bộ đồ thế có in hình người trên đó, có cả nam và nữ.
Mỗi một người sẽ chuẩn bị 12 bộ đồ và ghi tên lên đó. Khi bày mâm cúng thì để sắp hết các bộ đồ thế lên trên mâm.

Chuẩn bị đồ cúng giao thừa ngoài trời như thế nào?
Chuẩn bị đồ cúng trên bàn thờ
Mỗi nhà thường có một bàn thờ được dựng sẵn ngoài trời có lư hương (thường là bàn thờ Ông Thiên). Lễ ở trên bàn thờ này bao gồm:
Một dĩa trầu cau và dĩa trái cây gồm 5 loại quả, đây là mâm ngũ quả cúng đầu năm, đèn dầu, một dĩa muối gạo, 5 chung trà, bánh mứt các loại tùy vào gia đình, 1 bình hoa cúng, vàng mã.
Lễ này thường được trưng mùng 3 hoặc mùng 7 là kết thúc.
Chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời
Mâm cỗ cúng đêm giao thừa có thể làm cỗ chay hoặc cỗ mặn được dọn ở một bàn riêng. Cúng xong sẽ dọn đi.
– Với cỗ mặn gồm: 1 con gà luộc, bánh chưng, xôi, trà, rượu, nước, giò chả, các món cơm canh mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Dọn cùng với chén đũa nếu có nhiều món.
– Với cỗ chay thường bao gồm: bánh, kẹo, mứt, cơm canh chay, trà nước.

Mâm cúng giao thừa trong nhà
Chưng bàn thờ gia tiên trong nhà gồm các bánh mứt, trái cây, hoa, đèn, vàng mã, hương, trà, nước. Bàn gia tiên ở trong nhà cũng được trưng đến mùng 3 hoặc mùng 7 là kết thúc.

Những lưu ý khi cúng giao thừa bạn cần biết
– Thực hiện nghi lễ cúng giao thừa ngoài trời trước rồi mới đến cúng giao thừa trong nhà.
– Giờ cúng đẹp nhất là 0h, ngày 1/1 âm lịch của năm.
– Mâm cúng cần phải được chuẩn bị đầy đủ và bê ra trước giờ giao thừa.
– Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời nên đặt ở hướng Bắc (cúng Thượng Đế) hoặc hướng Đông (cúng Thiên Tử là vua) tùy theo từng gia đình.
– Chuẩn bị bài cúng giao thừa kỹ lưỡng.
– Trang phục của người thực hiện nghi thức cúng giao thừa cần phải gọn gàng, tươm tất.
– Giọng đọc văn khấn giao thừa to, rõ ràng, mạch lạc
– Khi cúng cần thành tâm, không vừa cúng vừa nói chuyện riêng.
*****
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn biết chính xác còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa Dương Lịch và Âm Lịch cùng một số những thông tin hữu ích khác. Hy vọng bài viết đã giải đáp toàn bộ thắc mắc bạn đang gặp phải. Hãy truy cập chuyên mục tiện ích online để xem nhiều công cụ trực tuyến miễn phí khác nhé.
Đăng bởi tiện ích VUI trong chuyên mục Đếm ngược thời gian